QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lịch sử hình thành và phát triển thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Theo tài liệu lịch sử, vùng đất Ngã Năm mới được chính thức khai phá vào đầu thế kỷ XIX trong chính sách khai hoang vùng Châu thổ Sông Cửu Long của Triều Nguyễn.

Đến cuối thế kỷ XIX thị trấn Ngã Năm, thị xã Ngã Năm là vùng đất rừng rậm toàn là tràm và lau sậy, dân cư thưa thớt. Thực dân Pháp coi vùng đất này là vùng thám hiểm.

Trong kế hoạch khai thác Đông Dương từ năm 1900 - 1924, Thực dân Pháp cho xáng đào nhiều kênh lớn mang tính chiến lược, nhằm khai thác vùng đất mới và thuận tiện trong việc quản lý, kiểm tra dân tình như: 

- Kênh Quản Lộ Phụng Hiệp - Cà Mau;

- Kênh Ngan Dừa - Cầu Sập;

- Kênh Giá Rai - Phó Sinh;

- Kênh Long Mỹ - Phú Lộc.

Sông Ngã Năm đổ về 5 ngã:

- Ngã Năm - Long Mỹ;

- Ngã Năm - Vĩnh Quới;

- Ngã Năm - Phụng Hiệp;

- Ngã Năm - Phước Long;

- Ngã Năm - Phú Lộc

Từ đó địa danh Ngã Năm cũng hình thành.


Hình ảnh: hoạt động buôn bán tại Chợ Nổi Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Do vị trí thuận lợi nên dân cư từ các xứ Rạch Giá, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho đổ về đây khẩn hoang, lập nghiệp cũng như nhân dân các nơi trong vùng hội tụ về đây để trao đổi, mua bán và từng bước hình thành chợ Ngã Năm. 

Nhằm thiết lập bộ máy cai trị, bóc lột nhân dân vùng đất mới, năm 1926 thực dân Pháp tách 2 Tổng Nhiêu Phú và Thạnh An của huyện Châu Thành, tỉnh Tây Đô (nay là Thành phố Cần Thơ) thành lập Quận Ngã Năm và Quận Phú Lộc (tiền thân của huyện Thạnh Trị ngày nay).

Từ năm 1975 đất nước thống nhất đến tháng 12/2003 sáp nhập huyện Thạnh Trị.

Theo Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập huyện Ngã Năm trên cơ sở chia tác huyện Thạnh Trị.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 huyện Ngã Năm chính thức đi vào hoạt động.

Qua một thập kỷ nỗ lực, đồng lòng chung sức xây dựng và phát triển Ngã Năm của chính quyền và nhân dân đến cuối năm 2013 huyện Ngã Năm được Chính phủ ban hành  Nghị quyết 133 về việc thành lập thị xã Ngã Năm. Và thị xã Ngã Năm chính thức đi vào hoạt động vào ngày 07 tháng 5 năm 2014.

Thị xã Ngã Năm nằm về phía Tây Nam tỉnh Sóc Trăng là cửa ngõ thủy bộ từ Sóc Trăng đi vào tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau. Huyện lỵ cách thị xã Sóc Trăng 60 km (cách Thành phố Cần Thơ 80 km) theo đường Quốc lộ 1A.

Diện tích tự nhiên là 24.224,35 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 21.775,22 ha, chiếm 90% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 2.449,13 ha.

Dân số toàn thị xã 19.185 hộ, với 80.423 nhân khẩu, gồm dân tộc Kinh - Hoa - Khmer (trong đó: dân tộc kinh 74.259 người chiếm 92,34%, Hoa 805 người 1%, Khmer 5.535 người 6,63%, khác 24 khẩu).



Bản đồ hành chính huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng



 



* Vị trí địa lý:

- Phía Đông giáp thị xã Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

- Phía Tây giáp huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

- Phía Nam giáp huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.

- Phía Bắc giáp huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Có 8 đơn vị hành chính xã, phường 

Gồm: 03 phường - 05 xã

+ Phường 1 (trước là thị trấn Ngã Năm)

+ Phường 2 (trước là xã Long Tân)

+ Phường 3 (trước là xã Vĩnh Biên)

+ Xã Tân Long

+ Xã Mỹ Quới

+ Xã Mỹ Bình

+ Xã Long Bình

+ Xã Vĩnh Quới

Trên địa bàn thị xã có 5 trung tâm chợ: Tân Long, Mỹ Quới, phường 1, phường 2, phường 3

+ Đường thủy: có tuyến kênh xáng Phụng Hiệp - Cà Mau là tuyến đường thủy Quốc gia, tàu có tải trọng trên 800 tấn lưu thông đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Cà Mau. Có 5 ngã sông là trung tâm giao thương nối liền các huyện, tỉnh lân cận.

+ Đường bộ: có Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp nối Cần Thơ, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau

+ Quốc lộ 61B nối Sóc Trăng với Bạc Liêu, Hậu Giang, v.v… và đặc biệt là trung tâm của thị xã đó được Bộ Xây dựng công nhận là thành đô thị loại 4, tạo cho thị xã Ngã Năm có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. 

- Toàn thị xã có: 14 chùa việt, 02 chùa Khmer, 30 cơ sở thờ tự đình miếu, 03 nhà thờ, 02 nhà nguyện với tổng số giáo dân là 4.978 người. 

- Đến nay toàn huyện có 02 di tích lịch sử xếp hạng cấp Quốc gia: Miếu Bà Chúa xứ ấp Mỹ Đông 1, xã Mỹ Quới; Bia chiến thắng Chi khu Ngã Năm; 03 di tích lịch sử xếp hạng cấp tỉnh: Thánh thất Minh Tiên xã Mỹ Quới; Khu căn cứ Huyện ủy Thạnh Trị ấp Mỹ Đông B, xã Mỹ Quới và Chùa Ô chum xã Vĩnh Quới. Xây dựng và đưa vào hoạt động 06 Nhà Văn hóa.

Do điều kiện lịch sử thị xã Ngã Năm có thay đổi qua từng thời kỳ về địa lý hành chính, dân cư, v.v... , Có thể nói, trải qua bao cuộc đọ sức với thiên nhiên khắc nghiệt, bệnh tật, thú dữ và bao tai biến khác, ba dân tộc Kinh - Hoa -  Khmer đã gắn bó bên nhau, biến vùng đất sình lầy, bưng biền với bao khó khăn, vất vả thành vùng đất phì nhiêu, cò bay thẳng cánh, đầy ắp lúa vàng như ngày nay./.

Minh Thái
  • Ngan hang chinh sach xa hoi hi xa Nga Nam so ket quy II 2024 (23/07/2024)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 54
  • Hôm nay: 1379
  • Trong tuần: 11 274
  • Tất cả: 1477503
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
     
    CỔNG THÔNG TIN ĐIÊN TỬ THỊ XÃ NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG
    Địa Chỉ: Khóm 3, Phường 1, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
    Điện Thoại: 02993 869906 - Fax: 02993 869940 - Email: thixann.huyennn@soctrang.gov.vn
    Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử thị xã Ngã Năm" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.